Nội dung bài viết
- 1 Ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn cũng là bộ phận thường xuyên xuất hiện sùi mào gà do thói quen quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Do tâm lý mặc cảm, tự ti, nhiều người tự áp dụng các cách trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà. Vậy sùi mào gà hậu môn có nên điều trị tại nhà không và điều trị như thế nào?
- 2 1. Sùi mào gà hậu môn là gì?
- 3 2. Con đường lây truyền sùi mào gà
- 4 3. Biến chứng của sùi mào gà hậu môn là gì?
- 5 4. Có nên áp dụng các cách trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà?
Ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn cũng là bộ phận thường xuyên xuất hiện sùi mào gà do thói quen quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Do tâm lý mặc cảm, tự ti, nhiều người tự áp dụng các cách trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà. Vậy sùi mào gà hậu môn có nên điều trị tại nhà không và điều trị như thế nào?

1. Sùi mào gà hậu môn là gì?
Sùi mào gà là bệnh lý do virus HPV gây ra. Bệnh thường lây truyền qua đường tình dục và có thể xuất hiện cả ở nam và nữ. Tỷ lệ nhiễm virus HPV cao nhất thường rơi vào độ tuổi dưới 34 tuổi, giảm dần ở nhóm 35-44 tuổi và tăng cao trở lại ở nhóm tuổi 45 trở lên.
Đặc biệt, sùi mào gà sinh dục có thể biến chứng thành ác tính, nếu mắc HPV tuýp 16, 18 thì người bệnh còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật.
Vậy nên, nếu như xuất hiện triệu chứng sùi mào gà, bạn cần nắm rõ các vị trí xuất hiện của sùi mào gà trên cơ thể để có cách nhận biết và điều trị kịp thời.
2. Con đường lây truyền sùi mào gà
Bệnh lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

HPV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu người phụ nữ nhiễm virus HPV trong thời kỳ mang thai. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi chưa được sinh ra, như nhiễm bệnh thông qua cuống rốn, nước ối, hoặc cũng có thể lây truyền khi sinh ra như tiếp xúc da – niêm mạc hoặc các tổn thương, trầy xước trong quá trình sinh đẻ.
Yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ nhiễm virus HPV có thể kể đến như: vệ sinh kém, suy giảm miễn dịch, bộ phận sinh dục ẩm ướt, có nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn, quan hệ tình dục sớm.
3. Biến chứng của sùi mào gà hậu môn là gì?
Sùi mào gà hậu môn có thể gây nhiều nguy hiểm cho cả nam và nữ giới như:
Đối với phụ nữ: Các nốt sùi lớn, mụn cóc ở vùng kín gây khó chịu khi đi lại, vệ sinh. Thậm chí, có thể xuất huyết gây đau tức, sưng phù tại hậu môn, cơ quan sinh dục.
Đối với thai phụ và thai nhi: Những tổn thương sùi mào gà khi lan rộng sẽ phá hủy mô, gây khó khăn cho việc sinh nở, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Ngoài ra, khi sinh thường, người mẹ có nguy cơ lây nhiễm HPV cho trẻ sơ sinh, trẻ khi sinh ra sẽ có các biểu hiện của bệnh ở hầu, vòm họng.
Đối với nam giới: Bệnh có thể gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo, dẫn tới vô sinh.
Nguy hiểm hơn, sùi mào gà còn có quan hệ mật thiết với ung thư cổ tử cung ở nữ và ung thư dương vật ở nam. Có khoảng 4,7 – 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung sẽ tiến triển thành ung thư cổ tử cung, 5% bị ung thư âm đạo. Ở nam giới, khoảng 15% người mắc bệnh sẽ tiến triển thành ung thư dương vật, 5% ung thư hậu môn.
4. Có nên áp dụng các cách trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà?
Do tâm lý e ngại, tự ti, nhiều người tìm đến cách trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, khi bị mắc bệnh, tốt nhất cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Không tự ý sử dụng thuốc tại nhà cũng như các biện pháp điều trị chưa được công nhận để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Các phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để nâng cao hiệu quả.
4.1. Dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc bôi trị sùi mào gà ở hậu môn cho nam và nữ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến, hiệu quả, được các bác sĩ và bệnh nhân đánh giá cao.

Larifan Ungo
Thuốc giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi.
Liều dùng:
- 3 – 4 lần/ngày.
- Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng
Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90%
- Chấm lên nốt sùi 1 lần/ngày. Có thể dùng vaseline để bôi vùng da lành xung quanh để tránh tổn thương.
- Rửa lại với xà phòng sau 1 tiếng.
- Ngưng khi nốt sùi chuyển sang màu trắng.
- Chú ý, các thuốc imiquimod và Trichloroacetic (TCA) không dùng cho trường hợp sùi mào gà ở miệng.
Tham khảo thêm:
- cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
- Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
- Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
4.2. Điều trị ngoại khoa
Đối với những tổn thương rộng hoặc nốt sùi mọc ở nhiều nơi phải điều trị: đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc đốt điện, laser. Ưu điểm của các phương pháp điều trị ngoại khoa là loại bỏ nhanh chóng các nốt sùi nhưng có thể gây đau và để lại sẹo. Ngoài ra, nếu chỉ điều trị ngoại khoa và không kết hợp liệu pháp miễn dịch thì bệnh rất dễ tái phát trở lại.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến hiện nay là:
- Đốt điện: bác sĩ dùng dòng điện cao tần để loại bỏ nốt sùi.
- Đốt laser: dùng tia laser chiếu lên các nốt sùi, khiến các nốt sùi teo và rụng đi đồng thời tiêu diệt virus bên trong, không cho chúng phát triển và lây lan.
- Đốt lạnh: phương pháp này thực hiện bằng cách phun ni tơ lỏng vào các nốt sùi nhằm khiến các nốt sùi teo và rụng đi, lên da non và ngăn ngừa sự lây lan của virus.