Nội dung bài viết
- 1 1. Sùi mào gà ở lưỡi là gì?
- 2 2. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở lưỡi như sau:
- 3 3. Tại sao bị Sùi mào gà ở lưỡi?
- 4 4. Làm sao để hết Sùi mào gà ở lưỡi?
- 5 4. Có nên áp dụng cách cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà không?
- 6 5. Cách phòng ngừa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả
- 7 6. Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà
Sùi mào gà là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe người mắc. Các nốt sùi xuất hiện phổ biến nhất là ở cơ quan sinh dục. Ngoài ra, còn xuất hiện ở một số bộ phận khác nhưng ít phổ biến hơn là lưỡi, miệng, mắt,… Do tâm lý e dè, tự ti không dám đến bệnh viện nên nhiều người đã áp dụng cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà. Vậy có nên trị sùi mào gà tại nhà không?
Do tâm lý e dè, tự ti không dám đến bệnh viện nên nhiều người đã áp dụng cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
1. Sùi mào gà ở lưỡi là gì?
Ngoài kiểu quan hệ tình dục truyền thống, quan hệ tình dục bằng miệng là hình thức khá quen thuộc, giúp các cặp đôi làm mới đời sống hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà.
Sùi mào gà ở lưỡi cũng giống như sùi mào gà ở các bộ phận khác, có tác nhân gây bệnh là virus HPV. Loại virus này có hơn 120 chủng khác nhau, trong đó chủng gây ra bệnh sùi mào gà chủ yếu là chủng HPV-6 và HPV-11.
Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là những người quan hệ tình dục không an toàn, người có lối sống không lành mạnh, người có hệ miễn dịch yếu. Độ tuổi mắc bệnh thường ở độ tuổi 25 – 45.
2. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở lưỡi như sau:
- Giai đoạn đầu, người bệnh thấy sự xuất hiện của các nốt nhỏ li ti, mọc đơn độc, màu trắng hoặc hồng tại lưỡi, khoang miệng, họng.
- Sau đó, các nốt sùi mọc nhiều hơn, kết thành từng mảng như màu gà hoặc súp lơ.
- Giai đoạn nghiêm trọng là khi các nốt sùi vỡ ra, lở loét khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu, nguy cơ cao bị nhiễm trùng dẫn đến sốt, ho, mệt mỏi.
Giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà, người bệnh thấy sự xuất hiện của các nốt nhỏ li ti, mọc đơn độc, màu trắng hoặc hồng tại lưỡi
3. Tại sao bị Sùi mào gà ở lưỡi?
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV. Hiện có hơn 40 chủng gây bệnh ở người và phổ biến nhất là 2 chủng HPV-6 và HPV-11.
Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở lưỡi là do thói quen sinh hoạt tình dục bằng miệng của nhiều người. Lúc này, miệng tiếp xúc với dương vật, âm đạo của bạn tình. Nếu bạn tình mắc sùi mào gà, virus sẽ lây từ cơ quan sinh dục sang miệng, lưỡi và gây bệnh.
4. Làm sao để hết Sùi mào gà ở lưỡi?
Khi bị sùi mào gà ở lưỡi, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đến cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp điều trị ngoại khoa như đốt điện, đốt lạnh. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt tận gốc virus, tỷ lệ tái phát là rất cao. Người bệnh cần kết hợp các biện pháp miễn dịch như thuốc bôi Larifan để ngăn ngừa virus lây lan và tấn công trở lại.
Với các nốt sùi nhỏ thì bệnh nhân có thể chỉ cần bôi thuốc. Hiện nay có khá nhiều thuốc bôi trị sùi mào gà nhưng dùng được ở vùng lưỡi thì khá hạn chế, hiệu quả nhất có Larifan Ungo, được tin dùng ở Châu Âu hơn 20 năm qua trong điều trị sùi mào gà và ngăn ngừa tái phát.
4. Có nên áp dụng cách cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà không?
Do tâm lý tự ti, e dè nên rất nhiều bệnh nhân không đến bệnh viện, phòng khám để điều trị mà tự áp dụng các cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà. Điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể bệnh tiến triển nặng hơn.
Vì thế, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Hiện nay, sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả như nội khoa, ngoại khoa, liệu pháp hệ miễn dịch. Tùy vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tối ưu.
4.1. Dùng Thuốc:
4.2 Sùi mào gà ở lưỡi uống thuốc gì?
Hiện nay, Sùi Mào Gà ở lưỡi ngoài phương pháp can thiệp ngoại khoa là đốt ni tơ thì thuốc duy nhất điều trị được Sùi Mào Gà ở lưỡi là thuốc bôi Larifan Ungo, được nghiên cứu và tin dùng tại Châu Âu từ năm 1980
Những tác dụng mà Larifan mang lại:
- Kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên
- Kháng lại virus Human Papilloma Virus (HPV, thuộc nhóm PAPOVA type 6,11 ) gây bệnh mà không gây ức chế miễn dịch
- Kháng lại các khối u ác tính, chống lại các tế bào biến đổi gen
Việc sử dụng thuốc bôi cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ cũng như thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
Việc sử dụng thuốc bôi trị sùi mào gà cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ
4.2. Ngoại khoa
Nếu bệnh nhân bị sùi mào gà nặng với các nốt sùi to, muốn loại bỏ nốt sùi nhanh chóng thì có thể sử dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa như đốt điện, đốt lạnh.
Các phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ nốt sùi nhanh chóng nhưng nhược điểm là gây đau, có thể để lại sẹo và tỷ lệ tái phát bệnh cao do không tiêu diệt được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa, cần kết hợp điều trị nội khoa cũng như nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.
5. Cách phòng ngừa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả, bạn cần:
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo,…
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 bạn tình.
- Nếu chẳng may bản thân đã bị nhiễm bệnh, cần chia sẻ thẳng thắn với bạn tình và có các biện pháp bảo vệ thích hợp.
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 bạn tình để tránh lây nhiễm bệnh sùi mào gà
- Trang bị các kiến thức về bệnh như con đường lây nhiễm để chủ động phòng ngừa.
- Nếu 1 trong 2 người đang bị sùi mào gà thì cần kiêng quan hệ tình dục hoặc đã điều trị bệnh khỏi nhưng chưa được 6 tháng thì khi quan hệ cũng nên sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn.
- Khám và tầm soát các bệnh tình dục thường xuyên.
- Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ tập luyện khoa học.
- Tiêm vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo.
6. Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà
Tốt nhất khi phát hiện mắc sùi mào gà ở miệng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Nguyên tắc điều trị sùi mào gà là:
- Loại bỏ nốt sùi, làm lành tổn thương.
- Ngăn ngừa virus lây lan, phát triển.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể để tăng khả năng tự đào thải virus.
Cần tư vấn về bệnh, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan Ungo qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.