Chuyên gia chỉ rõ thuốc đặc trị sùi mào gà ở lưỡi

0
173

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sùi mào gà ở lưỡi là do quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng, sử dụng chung bàn chải đánh răng và hôn người nhiễm bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Thuốc đặc trị sùi mào gà ở lưỡi là phương pháp điều trị hiệu quả với bệnh ở giai đoạn nhẹ.

 thuoc-dac-tri-sui-mao-ga-o-luoi
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sùi mào gà ở lưỡi là do quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng

1. Các loại sùi mào gà ở lưỡi

Các chủng HPV khác nhau sẽ gây ra các loại tổn thương khác nhau ở lưỡi. Trong đó, các tổn thương phổ biến là:

  • U nhú hình vảy. Những tổn thương này giống như hình súp lơ có màu trắng và kết quả gây bệnh là từ các chủng HPV 6 và 11.
  • Mụn cơm (mụn cóc thông thường). Mụn này có thể phát triển trên các bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm cả lưỡi, do chủng HPV 2 và 4 gây ra.
  • Sự tăng biểu mô khu trú còn gọi là bệnh Heck. Những tổn thương này liên quan đến chủng HPV 13 và 32.
  • Bướu condylom, những tổn thương này được tìm thấy ở vùng sinh dục nhưng có thể lan sang lưỡi thông qua quan hệ tình dục. Tổn thương này liên quan đến chủng HPV 2, 6 và 11.
thuoc-dac-tri-sui-mao-ga-o-luoi-2
Các chủng HPV khác nhau sẽ gây ra các loại tổn thương khác nhau ở lưỡi

2. Thuốc đặc trị sùi mào gà ở lưỡi

Các loại thuốc điều trị sùi mào gà được sử dụng nhằm ức chế virus, thu nhỏ kích thước nốt sùi và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Do các nốt sùi xuất hiện ở lưỡi nên các loại thuốc thường được dùng ở dạng tiêm hoặc uống.

Một số loại thuốc được dùng cho trị sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:

  • Interferon alpha – 2b: Được sử dụng ở đường tiêm nhằm ức chế quá trình nhân đôi và tăng sinh tế bào của virus. Từ đó hạn chế việc gia tăng kích thước và xuất hiện các nốt sùi mới.
  • Inosine pranobex: Thuốc thường được dùng ở dạng uống, có tác dụng chống virus.
  • Cidofovir: Có tác dụng chọn lọc tổng hợp DNA của virus, từ đó làm giảm tốc độ của quá trình nhân đôi virus gây bệnh. Thuốc được dùng ở dạng pha tiêm tĩnh mạch.

Dùng thuốc bôi trong trường hợp này có thể gây lở loét và hoại tử niêm mạc lưỡi, miệng.

Tham khảo: Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

3. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi bằng ngoại khoa

Nếu nốt sùi phát triển với kích thước lớn, không đáp ứng với dùng thuốc thì bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa. Các thủ thuật trong điều trị ngoại khoa sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:

  • Đốt điện: Liệu pháp này sử dụng dao điện để loại bỏ các nốt sùi, tuy nhiên đốt điện hiện nay ít được sử dụng do có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Liệu pháp quang động không xâm lấn (PDT): Liệu pháp này kết hợp giữa việc dùng thuốc với tia ánh sáng để loại bỏ u sùi.
  • Phẫu thuật: Nếu sùi có kích thước lớn, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u.
  • Áp lạnh bằng nitơ lỏng: Là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất. Áp lạnh cho kết quả điều trị khả quan nhất với 60 – 90% bệnh nhân khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vì không tác động đến virus nên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser để phá hủy nốt sùi ở lưỡi. Phương pháp này thường được kết hợp với việc dùng thuốc để tăng tác dụng điều trị.

Điều trị ngoại khoa chỉ giúp loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt tận gốc virus HPV. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh tái phát, bệnh nhân cần kết hợp điều trị ngoại khoa với sử dụng thuốc.

Điều trị ngoại khoa chỉ giúp loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt tận gốc virus HPV
Điều trị ngoại khoa chỉ giúp loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt tận gốc virus HPV

Tham khảo thêm:

  1. cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
  2. Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
  3. Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
  4. Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

4. Các thắc mắc khác liên quan đến điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Khi mắc sùi mào gà ở lưỡi, bệnh nhân có nhiều các thắc mắc khác liên quan như:

4.1. Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus sùi mào gà. Điều này có nghĩa bệnh nhân có thể phải sống chung với virus cả đời. Nếu bệnh không gây khó chịu thì có thể không cần điều trị. 

Ở những trường hợp chẩn đoán và điều trị sớm, sùi mào gà có thể ít tái phát và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, để nâng cao khả năng tự đào thải virus của cơ thể, người bệnh cần thay đổi lối sống như có chế độ dinh dưỡng khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn.

4.2. Biến chứng của sùi mào gà ở lưỡi

Sự xuất hiện của sùi mào gà ở lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có tâm lý mặc cảm, e ngại trong việc kết bạn, quan hệ tình dục,…

Nếu bệnh tiến triển nặng và tái phát nhiều lần có nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư lưỡi,….

Sự xuất hiện của sùi mào gà ở lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh
Sự xuất hiện của sùi mào gà ở lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh

4.3. Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi cần:

  • Tránh quan hệ bằng miệng và nên sử dụng bao cao su khi hoạt động tình dục.
  • Hạn chế tình trạng quan hệ bừa bãi, chỉ nên quan hệ với một bạn tình để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Nên tìm hiểu lịch sử quan hệ và tình trạng sức khỏe của bạn tình trước khi thực hiện hành vi tình dục.
  • Thăm khám sức khỏe trước hôn nhân để tránh lây nhiễm bệnh lẫn nhau.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa HPV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, son môi,… Tuyệt đối không dùng chung với người khác.
  • Thăm khám phụ khoa – nam khoa 1 lần/ năm để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.
Tiêm vaccine phòng ngừa HPV là cách phòng ngừa sùi mào gà hiệu quả
Tiêm vaccine phòng ngừa HPV là cách phòng ngừa sùi mào gà hiệu quả

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng virus HPV là một trong những cách hiệu quả để phòng bệnh sùi mào gà. Ngoài ra, hãy chia sẻ tình trạng bệnh với bạn tình để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Xem thêm: Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà hiệu quả

Previous articleCách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà hiệu quả
Next articleBác sĩ tư vấn cách trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà