Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ sơ sinh, trẻ em như thế nào? Cần lưu ý những gì khi làm hộ chiếu trẻ sơ sinh, trẻ em, các thủ tục cấp mới, gia hạn… ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em
Trước khi tìm hiểu Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em 2018, cùng xem các loại hộ chiếu cho trẻ em và trẻ sơ sinh nhé. Hộ chiếu cho trẻ em có nhiều loại như: Hộ chiếu ngoại giao, công vụ hay phổ thông. Hộ chiếu công vụ và ngoại giao dành cho con em cán bộ nhà nước đi công tác nước ngoài, nên hộ chiếu phổ thông là phổ biến hơn cả.
Dưới đây là thủ tục làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em, tùy độ tuổi mà sẽ làm hộ chiếu chung hay riêng:
- Trẻ em 0-9 tuổi: Làm hộ chiếu riêng hoặc hộ chiếu ghép chung cùng cha mẹ, người đỡ đầu, người giám hộ.
- Trẻ em 10-14 tuổi: hộ chiếu riêng.
Làm hộ chiếu cho trẻ em, trẻ sơ sinh phức tạp hơn nhiều so với hộ chiếu người lớn, do đối tượng này chưa có căn cước công dân, chứng minh thư, ngoại hình trẻ lại thay đổi rất nhanh. Do đó, cơ quan chức năng không thể sử dụng thông tin hình ảnh hay đặc điểm nhận dạng, cần xác nhận qua cơ quan công an phường.
Làm hộ chiếu cho trẻ ở đâu?
Quy trình và thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em, trẻ sơ sinh ở các địa phương cả nước là giống nhau, do đó bạn nên kiểm tra mình làm ở địa điểm nào, với trẻ em có hộ khẩu ngoại tỉnh thì có thể sẽ cần về quê làm.
Các tỉnh, thành phố đều có phòng quản lý xuất nhập cảnh thành phố, công an tỉnh để làm hộ chiếu cho trẻ. Với công dân Việt Nam đang sinh sống nước ngoài thì có thể làm thủ tục ở Đại sứ quán, Lãnh sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Quy định về sử dụng ảnh trẻ làm hộ chiếu
Trong trường hợp trẻ làm hộ chiếu chung, ảnh cha mẹ cỡ 4×6, phông nên trắng, đầu trần, không đeo kính màu, chụp không quá 3 tháng. Còn trẻ lấy ảnh cỡ 3×4.
Với trường hợp trẻ làm hộ chiếu riêng sẽ cần ảnh trẻ 4×6, trên phồng nền trắng, không đeo kính, đầu để trần, mắt nhìn thẳng, chụp không quá 3 tháng, có thể dùng ảnh điện thoại in.
Các bước làm hộ chiếu cho trẻ em
Trường hợp 1: Hộ chiếu riêng cho trẻ em từ 0 – 14 tuổi
Bước 1: Điền tờ khai hộ chiếu cho trẻ em
Mẫu tờ khai có sẵn trên mạng, bạn download rồi khai đơn, điền đầy đủ các thông tin của trẻ, dán ảnh hộ chiếu cho trẻ, cỡ ảnh 4x6cm, ký và ghi rõ họ tên.
Bước 2: Xin xác nhận từ cơ quan công an
Sử dụng tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em trên, bạn xin xác nhận tại công an Phường, xã nơi tạm trú hoặc cư trú. Dấu giáp lai cần có trên ảnh cùng tờ khai.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi có tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ được xác nhận, bạn chuẩn bị thêm 02 bàn sao giấy khai sinh, 02 ảnh hộ chiếu cho trẻ giống như ảnh dán ở tờ khai, chứng minh thư hoặc thẻ căn cước của cha mẹ, người đi nộp, sổ tạm trú nếu trẻ hộ khẩu ngoại tỉnh.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ trên phòng quản lý xuất nhập cảnh ở công an tỉnh hoặc thành phố, với lệ phí làm hộ chiếu cho trẻ là 200.000đ, thời gian xử lý hộ chiếu là 8 ngày. Tại đây, bạn sẽ nhận được biên lai, giấy hẹn ngày lên lấy Passport hoặc đăng kí nhận tại nhà qua chuyển phát nhanh với phí từ 9.000đ – 30.000đ.
Trường hợp 2: Hộ chiếu chung cho trẻ em cùng cha mẹ
Cấp chung hộ chiếu cha mẹ và trẻ khi cha mẹ chưa có hộ chiếu
Bước 1: Điền tờ khai hộ chiếu cho trẻ em
Mẫu tờ khai có sẵn trên mạng, bạn download rồi khai đơn, điền đầy đủ các thông tin của mình và trẻ, ký và ghi rõ họ tên. Về phần ảnh, bạn chuẩn bị 01 ảnh cha, mẹ cỡ 4×6 và 01 ảnh trẻ cỡ 3×4. Hai ảnh đều phông nền trắng, đầu để trần, mắt nhìn thẳng, không đeo kính màu và chụp không quá 3 tháng.
Ảnh cha, mẹ dán góc trên, cạnh chữ Tờ Khai, còn ảnh trẻ dán ở ô ảnh mục 15.
Bước 2: Xin xác nhận từ cơ quan công an
Sử dụng tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em trên, bạn xin xác nhận tại công an Phường, xã nơi tạm trú hoặc cư trú. Dấu giáp lai cần có trên ảnh cùng tờ khai, cả ảnh của trẻ mục 15.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi có tờ khai hộ chiếu được xác nhận, bạn chuẩn bị thêm:
02 ảnh hộ chiếu cho trẻ cỡ 3x4cm.
02 ảnh hộ chiếu cho cha, mẹ cỡ 4x6cm.
(Các ảnh đều đạt tiêu chuẩn ảnh hộ chiếu).
02 bản sao giấy khai sinh.
Thẻ căn cước công dân, chứng minh thư của cha, mẹ còn hạn.
Sổ tạm trú nếu có hộ khẩu ngoại tỉnh, không cần mang hộ khẩu.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ trên phòng quản lý xuất nhập cảnh ở công an tỉnh hoặc thành phố, với lệ phí làm hộ chiếu cho cha mẹ kèm theo trẻ là 250.000đ, thời gian xử lý hộ chiếu là 8 ngày. Tại đây, bạn sẽ nhận được biên lai, giấy hẹn ngày lên lấy Passport hoặc đăng kí nhận tại nhà qua chuyển phát nhanh với phí từ 9.000đ – 30.000đ.
Cấp chung hộ chiếu cha mẹ và trẻ khi cha mẹ đã có hộ chiếu
Bước 1: Điền tờ khai bổ sung vào hộ chiếu của cha mẹ
Mẫu tờ khai có sẵn trên mạng, bạn download rồi khai đơn, điền đầy đủ các thông tin của mình và trẻ, ký và ghi rõ họ tên. Về phần ảnh, bạn chuẩn bị 01 ảnh cha, mẹ cỡ 4×6 và 01 ảnh trẻ cỡ 3×4. Hai ảnh đều phông nền trắng, đầu để trần, mắt nhìn thẳng, không đeo kính màu và chụp không quá 3 tháng.
Ảnh cha, mẹ dán góc trên, cạnh chữ Tờ Khai, còn ảnh trẻ dán ở ô ảnh mục 15. Riêng mục 14 bạn ghi: Bổ sung trẻ em vào hộ chiếu
Bước 2: Xin xác nhận từ cơ quan công an
Sử dụng tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em trên, bạn xin xác nhận tại công an Phường, xã nơi tạm trú hoặc cư trú. Dấu giáp lai cần có trên ảnh cùng tờ khai, cả ảnh của trẻ mục 15.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi có tờ khai hộ chiếu được xác nhận, bạn chuẩn bị thêm:
02 ảnh hộ chiếu cho trẻ cỡ 3x4cm. (Các ảnh đều đạt tiêu chuẩn ảnh hộ chiếu).
02 bản sao giấy khai sinh.
Thẻ căn cước công dân, chứng minh thư của cha, mẹ còn hạn.
Hộ chiếu của cha, mẹ
Sổ tạm trú nếu có hộ khẩu ngoại tỉnh, không cần mang hộ khẩu.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ trên phòng quản lý xuất nhập cảnh ở công an tỉnh hoặc thành phố, với lệ phí bổ sung trẻ vào hộ chiếu cha mẹ là 50.000đ, thời gian xử lý hộ chiếu là 8 ngày. Tại đây, bạn sẽ nhận được biên lai, giấy hẹn ngày lên lấy Passport hoặc đăng kí nhận tại nhà qua chuyển phát nhanh với phí từ 9.000đ – 30.000đ.
Thủ tục tách trẻ ra khỏi hộ chiếu ghép chung với cha mẹ
Cần hiểu trước khi tách, hộ chiếu của trẻ và cha mẹ chung 1 quyển, còn tách sẽ riêng ra 2 quyển. Thủ tục tách, trước hết sẽ cần nộp lại hộ chiếu cũ, rồi làm thủ tục xin cấp hộ chiếu riêng cho trẻ và cấp lại hộ chiếu cho cha mẹ.
Để giữ lại các thông tin, lịch sử nhập cảnh cũ, bạn cần ghi rõ ở tờ khai, đồng thời báo với nhân viên tiếp nhận nhé.
Thủ tục cấp lại hộ chiếu cho trẻ
Với trường hợp trẻ có hộ chiếu riêng nhưng bị mờ, mất hay hết hạn, hết trang… thì sẽ cần làm thủ tục cấp lại, tương tự thủ tục của cấp mới. Nhưng ở mục 14 bạn cần ghi rõ lý do xin cấp lại.
Hộ chiếu trẻ em hết hạn phải làm sao?
Theo quy định xuất nhập cảnh của chính phủ dành cho công dân Việt Nam, hộ chiếu là tài sản của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cấp cho mọi công dân Việt Nam. Riêng với hộ chiếu trẻ em từ 14 tuổi trở lên có giá trị 10 năm tính từ ngày cấp, không được gia hạn. Do đó khi hộ chiếu trẻ em bị hết hạn sẽ cần làm lại thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Riêng với trẻ em dưới 9 tuổi, có thể cấp hộ chiếu chung hay riêng có giá trị hộ chiếu là 5 năm tính từ ngày cấp, cũng không được gia hạn.
Theo đó, hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu cho trẻ em bị hết hạn gồm:
+ 01 tờ khai đề nghị cấp lại hộ chiếu.
Nếu cấp lại cấp chung hộ chiếu với cha mẹ thì nộp thêm 4 tấm ảnh thẻ 3×4, bản sao giấy khai sinh, nếu cấp riêng cần tờ khai theo mẫu, 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh thẻ 4×6.
Nhìn chung, thủ tục cấp lại hộ chiếu trẻ em hết hạn khá đơn giản.
Mẫu tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi
Mẫu tờ khai làm hộ chiếu X01 được sử dụng từ năm 2013, đã chỉnh sửa 1 lần năm 2016 của bộ Công an, theo thông tư số 29/2016/TT-BCA ngày 06 tháng 7 năm 2016. Mọi người nên dùng mẫu mới nhất nhé.
Mẫu tờ khai làm hộ chiếu X01 có thể sử dụng để làm mới, sửa đổi thông tin, cấp đổi, làm lại hộ chiếu trẻ em và trẻ sơ sinh.
Chú thích:
(1) Vị trí để dán 01 ảnh vào khung, 01 ảnh nữa dán vào mặt sau của tờ khai.
(2) Điền CMND, thẻ căn cước, nếu có 9 số thì chỉ điền 9 ô đầu, gạch chéo 3 ô sau.
(3) Cần ghi cụ thể là Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu; cấp lại hộ chiếu (nguyên nhân là mất, hết hạn hay tách cấp riêng hộ chiếu cho con); đề nghị chỉnh họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD trong hộ chiếu; đề nghị bổ sung con vào hộ chiếu của mẹ/cha; đổi nơi sinh trong hộ chiếu cùng các đề nghị khác nếu có (cần ghi rõ lý do).
(4) Xác nhận bởi Trưởng Công an phường, xã hoặc thị trấn nơi thường trú, tạm trú. Trường hợp ủy thác cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ có tư cách pháp nhân thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó cần xác nhận.
Trên đây là các thông tin cần biết và thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ sơ sinh, nếu còn thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ bạn nhé.
Mời bạn tham khảo link hữu ích về dịch vụ làm hộ chiếu tại TPHCM: