Ông táo, hay còn gọi là Thần Bếp trong văn hóa và dân gian Việt Nam được coi như người giữ lửa, giám sát, quản lý cho mọi hoạt động đạo lý của gia chủ cùng các thành viên, định đoạt hưng thịnh hay cát hung. Ngoài cúng Ông Táo về chời ngày tháng Chạp, nhiều gia đình còn cúng hàng ngày, vào ngày rằm mùng 1 hay các dịp đặc biệt. Vậy văn khấn ông Táo hàng ngày và các dịp như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Cách cúng ông Táo đơn giản
Theo tục lệ cổ truyền, cứ tới ngày 23 tháng Chạp âm lịch mỗi năm, Táo quân lại bay về trời để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình 1 năm với Ngọc hoàng, từ đó định đoạt hưng thịnh hay cát hung. Vì thế mà có lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời bên cạnh các lễ cúng dịp đặc biệt khác.
Nhiều phong tục các miền cho rằng cúng ông Công, ông Táo phải làm xong trước 12h ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp về trời báo cáo. Tuy nhiên theo truyền thuyết thì đến tối ông Táo mới về chầu trời nên nếu bạn bận công việc thì có thể cúng Táo quân trong ngày 23 hoặc sớm hơn từ ngày 21 đến 23.
Chuẩn bị lễ vật cúng ông Công, ông Táo đơn giản, bạn chỉ cần mua mũ cho 3 vị gồm 2 ông Táo và 1 bà Táo, kèm theo áo và hia cùng màu, vàng mã. Còn mâm cúng có thể cúng đồ chay hoa quả, bánh kẹo hoặc đồ mặn thịt xôi. Nếu ở miền Bắc thì có cá chép vàng cúng cùng, sau đó đọc bài văn khấn, đốt lễ vật và thả cá ra sông/hồ.
Bài cúng ông Công, ông Táo đơn giản nhất Văn khấn cổ truyền Việt Nam là
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!”.
Văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng một
Theo phong tục người Việt Nam thì ngày mùng 1 là ngày sóc, khởi đầu 1 tháng, còn ngày rằm gọi là ngày vọng, khi mặt trời đối xứng với mặt trăng ở cực xa nhất. Lúc này, con người dâng tấm lòng thành cầu nguyện với thần thánh và tổ tiên ông bà được an lành mọi chuyện.
Lúc này, cung bái ông Táo ngày rằm, mùng một sẽ cùng ông bà tổ tiên và các vị thần thánh khác. Lễ vậy chuẩn bị khá đơn giản, với lễ chay (Hương, hoa quả, trầu cau, tiền vàng, nước, rượu) hoặc lễ mặt là các món mặn.
Văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng một cùng ông bà tổ tiên và các vị thần thánh như sau:
Đầu tiên cần cúng ông Công trước
“Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”
Sau đó mới khấn đến gia tiên.
“Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là: ………………
Ngụ tại: ………………………………..
Hôm nay là ngày … gặp tiết … (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ……… cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”
Bài cúng ông Táo về nhà mới
Ông Táo là một trong các vị thần thánh trong gia đình, quản lý và định đoạt hưng thịnh nên gia chủ thường rất quan tâm đến vấn đề thờ cúng, trong đó có bàn thờ ông Táo. Nếu gia đình vừa chuyển về nhà mới, xây dựng lên bếp hay bàn thờ cho ông Táo thì mấm cúng về nhà mới cho Ông Táo là điều hết sức cần thiết.
Lúc này, gia chủ sẽ cúng ông Táo cùng lúc với cúng nhập trạch, tùy theo điều kiện kinh tế mà việc chuẩn bị mâm lễ cúng lớn, nhỏ khác nhau. Thường mâm cúng ông Táo về nhà mới có các đồ sau: hoa tươi, trái cây, hương nhang, mâm cỗ mặn.
Đón ông Táo về nhà mới cần sắm: 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ) cùng vàng mã giấy tiền (sẽ hóa vàng sau khi cúng), cúng ở dưới bếp, đặt bàn thờ ông Táo ở nơi khô ráo, tránh gần nước.
Bài cúng ông Táo về nhà mới như sau:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật. Chư Phật mười phương, con kính lại ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Hôm nay ngày … tháng … năm …
Gia đình chúng con mới chuyển (dọn) đến đây là: … (địa chỉ) …
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thời, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!”
Trên đây là văn khấn ông Táo hàng ngày và các dịp mùng 1, rằm hay về nhà mới, gia chủ cần thể hiện tấm lòng thành của mình khi cúng bái, cầu mong cho gia đình.