Nội dung bài viết
- 1 Ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn cũng là vị trí thường xuất hiện của các nốt sùi mào gà. Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn cũng như virus lây lan, phát tán từ cơ quan sinh dục. Không chỉ mọc bên ngoài, sùi mào gà còn có thể mọc sâu bên trong hậu môn. Vậy cách trị sùi mào gà bên trong hậu môn như thế nào?
- 2 1. Biểu hiện của sùi mào gà hậu môn
- 3 2. Phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn
- 4 3. Lưu ý để hạn chế sự lây nhiễm của virus sùi mào gà
Ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn cũng là vị trí thường xuất hiện của các nốt sùi mào gà. Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn cũng như virus lây lan, phát tán từ cơ quan sinh dục. Không chỉ mọc bên ngoài, sùi mào gà còn có thể mọc sâu bên trong hậu môn. Vậy cách trị sùi mào gà bên trong hậu môn như thế nào?

1. Biểu hiện của sùi mào gà hậu môn
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà khá dài, từ 2 – tháng, thông thường là 3 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, virus ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da và không gây triệu chứng.
Sau thời gian ủ bệnh, virus sẽ tấn công cơ thể và có các biểu hiện lâm sàng sau:
Giai đoạn đầu
Cơ quan sinh dục và da xung quanh khu vực bao quy đầu, nếp gấp bẹn, hậu môn… bị nổi các nốt sùi mềm, có màu hồng nhạt, hơi nhô cao và xuất hiện đơn độc. Các nốt sùi này không gây khó chịu hoặc ngứa nên rất khó nhận biết.
Giai đoạn sau
Các nốt sùi phát triển và tập trung thành các mảng có đường kính khoảng vài centimet. Các mảng có hình thức giống với mào gà hoặc súp lơ, chạm vào có cảm giác mềm và hơi ẩm ướt. Vì bên trong các mảng có dịch nên nếu ấn mạnh sẽ làm chảy dịch ra ngoài.
Một số trường hợp nốt sùi có thể phát triển to bằng nắm tay, có máu, dịch bốc mùi khó chịu.

2. Phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn
Khi có dấu hiệu bị sùi mào gà hậu môn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, có thể kết hợp nhiều phương pháp. Cụ thể:
2.1 Dùng thuốc
Một số loại thuốc trị bệnh sùi mào gà có thể thoa trực tiếp lên da gồm:
Imiquimod (Aldara, Zyclara)
Có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại sùi mào gà. Khi kem vẫn còn trên da, người bệnh không nên quan hệ tình dục vì có thể làm giảm chất lượng của bao cao su và màng nhầy, dễ gây kích ứng da của bạn tình.
Podophyllin và podofilox (Condylox)
Podophyllin là một loại nhựa thực vật, có khả năng phá hủy các mô sùi mào gà. Podofilox có hợp chất hoạt tính giống với podophyllin. Podofilox không được sử dụng cho các khu vực bên trong bộ phận sinh dục, không dùng khi đang mang thai.
Sinecatechin (Veregen)
Sử dụng để điều trị sùi mào gà bên ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Thuốc có tác dụng phụ nhẹ, thường là đỏ da, ngứa, rát hoặc đau.
Axit trichloroacetic (TCA)
Có thể đốt cháy sùi mào gà, sử dụng điều trị mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Loại thuốc này có tác dụng phụ gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
Khi sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự dùng thuốc bởi có thể thuốc gây một số tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm:
- cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
- Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
- Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
2.2 Điều trị ngoại khoa
Đối với các sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc điều trị hoặc có thể ảnh hưởng tới thai nhi (đối với phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà), bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa. Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:
- Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy).
- Điều trị bằng laser.
- Dùng dao mổ điện.
- Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà.
3. Lưu ý để hạn chế sự lây nhiễm của virus sùi mào gà
Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để phòng lây nhiễm virus HPV cho người khác cũng như sùi mào gà tái phát trở lại:
- Vệ sinh phần da, niêm mạc mới đốt. Lưu ý giữ khô để tránh vi rút có thể sinh sôi, phát triển trở lại.
- Tránh sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng,….
- Không sử dụng chung bồn tắm, sau khi đi vệ sinh cần lau sạch bồn vệ sinh.
- Hạn chế đồ uống có cồn, bia, rượu và các chất kích thích.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thể dục thể thao thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

- Điều trị sùi mào gà là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì. Do đó, trong quá trình điều trị người bệnh không nên bỏ dở liệu trình điều trị, vì việc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ điều trị.
- Tái khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Trong quá trình điều trị không nên quan hệ tình dục để tránh gây tổn thương cho vùng da mới đốt và lây bệnh cho bạn tình. Vì bệnh sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, cần kiêng quan hệ tình dục 2 tuần sau điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Ngoài ra, trong vòng 6 tháng đầu sau khi điều trị khỏi bệnh cũng nên sử dụng bao cao su để đảm bảo tính an toàn trong quan hệ tình dục.
Cách trị sùi mào gà bên trong hậu môn cũng như các vị trí khác sẽ không giống nhau tùy thể trạng cũng như mức độ bệnh. Hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể từ các chuyên gia trong ngành.